Ngành đào tạo> Công nghệ thông tin
Thứ ba,10/05/2022 | 09:47 GMT+7
Giới thiệu chung
Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Học ngành Công nghệ Thông tin có gì thú vị?
Công nghệ Thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm mạng lưới internet, phần mềm, trao đổi, phân phối, lưu trữ và sử dụng dữ liệu, thông tin dưới mọi hình thức khác nhau.
Đối với thế hệ Z- thế hệ sử dụng công nghệ thông tin từ rất sớm thì công nghệ thông tin là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Vì thế nếu bạn yêu công nghệ, thích máy tính, đam mê lập trình, luôn tìm tòi cải tiến những thiết bị/ ứng dụng xung quanh mình thì chọn Công nghệ thông tin là bạn đã đi đúng đường rồi đấy!
Đào tạo ngành công nghệ thông tin
Hiện tại ngành CNTT phân thành 05 chuyên ngành chính: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất. Người làm trong ngành này đòi hỏi tư duy nhạy bén, tư duy logic, độc lập sáng tạo, say mê công việc thiết kế, có khả năng tiếp cận công nghệ mới.
Sau gần 20 năm đào tạo, hiện nay khoa Công nghệ thông tin của trường là một trong những địa chỉ tin cậy, có uy tín ở Thủ Đô cung cấpcác kỹ sư CNTT có chất lượng, mang tính chuyên nghiệp cao. Khoa CNTT được coi là một trong những Khoa trọng điểm của Trường vì vậy được nhà trường quan tâm đầu tư, trang bị theo sự phát triển của khoa học.
Cơ bản - Hiện đại - Thực tiễn là phương châm đào tạo của Khoa. Theo phương châm này, nội dung Chương trình đào tạo của Khoa thường xuyên được cập nhật, bổ sung cho phù hợp với tốc độ, xu hướng phát triển của khoa học ,công nghệ và nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệtrong lĩnh vực CNTT đã được cập nhật kịp thời vào Chương trình đào tạo. Khoa coi trọng năng lực tổ chức công việc và kỹ năng thực hành của sinh viên trong quá trìnhđào tạo. Tỷ lệ giờ thực hành chiếm xấp xỉ ½ tổngsố giờ học. Nhờ chủ trương này , trình độ chuyên môn ,tay nghề, tính chuyên nghiệp của sinh viên không ngừng được nâng cao.
Khoa được trang bị phòng máy hơn 100 máy, kết nối mạng cục bộ và mạng Internet đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng máy của sinh viên.
Nâng cao trình độ tiếng anh và tiếng Nhật chuyên ngành cho sinh viên được Khoa coi là giải pháp quan trọng làm nên chất lượng đào tạo của Khoa.
Sau khi được đào tạo, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm. Ngoài ra cũng được trang bị kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển phương theo thức nào?
Có những hình thức xét tuyển nào? Hiện nay Trường Đại học Đông Đô xét tuyển theo 5 phương thức sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng đại học
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả tổng điểm trung bình học tập lớp 12
- Phương thức 3. Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022.
- Phương thức 4. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi.
- Phương thức 5. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Đông Đô tổ chức
Bạn cần tố chất nào để học ngành Công nghệ Thông tin?
- Đam mê công nghệ
- Tư duy logic
- Năng động, sáng tạo, tinh thần tự học kiến thức mới
- Kỹ năng làm việc nhóm
Định hướng đào tạo của ngành công nghệ thông tin
Sau khi được đào tạo khối kiến thức cơ sở, các sinh viên sẽ được chọn một trong những hướng sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích định lượng doanh nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp.
- Ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tài nguyên, môi trường và địa lý
Trong đó có 2 hướng đào tạo chủ lực là ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ web và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp. Đây là hai lĩnh vực được chú trọng trong việc phát triển xã hội hiện nay.
Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Kỹ sư Công nghệ Thông tin?
Chọn học ngành công nghệ thông tin bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, nên từ đó Kỹ sư Công nghệ Thông tin cũng có nhiều lựa chọn để phát triển nghề nghiệp hơn. Công việc IT còn cho phép bạn lựa chọn làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do.
Trong giai đoạn giới công nghệ có nhiều thay đổi trước làn sóng chuyển đổi số của các doanh nghiệp truyền thống và các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, việc tăng mạnh nhu cầu nguồn nhân lực IT là điều tất yếu.
Theo khảo sát của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng nhân sự ngành IT cho thấy năm 2019 nhân sự ngành IT thiếu hụt từ 70.000-90.000 nhân sự, dự đoán năm 2020 thiếu hụt khoảng 100.000 và năm 2021 thiếu khoảng 190.000 nhân sự. Đây là cơ hội việc làm cho các tân kỹ sư ngành công nghệ thông tin trong tương lai.
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phụ trách các công việc sau:
Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám. . .). Tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ.
Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát; phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp.
Kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu và thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và ra quyết định.
Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lãnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT.
Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Công nghệ Thông tin được phát triển từ Chương trình Tiêu chuẩn với chất lượng đào tạo đã được khẳng định trong nhiều năm qua, và kết hợp với các điểm đặc trưng:
Chú trọng thực hành
Sinh viên CTĐT Đặc biệt ngành Công nghệ Thông tin được học song song lý thuyết và thực hành tại phòng Lab (không quá 30 sinh viên).
Tiếp cận doanh nghiệp sớm
Từ năm 3, sinh viên CTĐTĐB ngành Công nghệ Thông tin được đưa đến các doanh nghiệp thực tập và được doanh nghiệp đào tạo chuyên ngành.
Định hướng chuyên sâu
Năm 4, Khoa sẽ cung cấp các doanh nghiệp đã thỏa thuận hợp tác, sinh viên CTĐT Đặc biệt ngành Công nghệ Thông tin sẽ được tự do lựa chọn doanh nghiệp ở lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên mong muốn làm việc sau này.
Có 4 chuyên ngành: Công nghệ Phần mềm, Công nghệ Dữ liệu, Tin học Quản trị, An ninh mạng. Đồ án tốt nghiệp chính là nhu cầu thực tại cuả Doanh nghiệp mà SV đã lựa chọn.
Hoạt động của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin tại Đông Đô
Hoạt động ngoại khóa của khoa Công nghệ thông tin
Câu lạc bộ Truyền thông Media là nơi các bạn yêu công nghệ giao lưu, học hỏi, chia sẻ với nhau những kiến thức chuyên môn. Đây cũng là sân chơi bổ ích để các bạn thường xuyên cập nhật xu hướng công nghệ mới trong và ngoài nước.
Mọi người thường nghĩ sinh viên khối ngành công nghệ thường khá khô khan, tuy nhiên sinh viên Văn Lang thì luôn máu lửa, sôi nổi và đầy nhiệt huyết.
Trường Đại học Đông Đô
Địa chỉ: 60B, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: https://daihocdongdo.edu.vn/
YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=cMTY9bUUxRg
Tiktok: sv_dongdo_official
Fanpage: fb.com/daihocdongdo
Hotline Tuyển sinh: 0983.282.282 - 0336.282.282