Địa chỉ: Số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Ngành đào tạo: Thương mại điện tử
Điều kiện đầu vào: - Xét tuyển thí sinh thi khối A00, A01, D01, D07
- Xét tuyển học bạ lớp 12
Thời gian đào tạo: 04 năm
Loại bằng tốt nghiệp: Hệ chính quy tập trung
Chức danh sau khi tốt nghiệp: Cử nhân
Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những lĩnh vực đang “hot” nhất hiện nay. Với sự công phá của hàng loại các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada,... Điều này cho thấy ngành TMĐT đang dần trở nên xu hướng và thuật ngữ TMĐT đã không còn xa lạ với nhiều người. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực này ngày càng thu hút các bạn trẻ theo học cùng cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Cùng DDU tìm hiểu sâu hơn về ngành TMĐT qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về ngành Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại, theo đó các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
2. Ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì? Ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên gia Chuyển đổi số, Digital Marketing
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp.
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT và Kinh tế số.
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực TMĐT và Chuyển đổi số.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành.
- Giảng viên ngành TMĐT, chuyên ngành Kinh tế số tại các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung cấp,...
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể làm việc tại:
- Các doanh nghiệp TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistic,...
- Các cơ quan Nhà nước về TMĐT - Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công thương.
- Các trường Đại học, Cao đẳng,... có đào tạo chuyên ngành TMĐT.
- Tự khởi nghiệp - Startup với những kỹ năng được trau dồi trong quá trình học.
3. Mục tiêu đào tạo của ngành Thương mại điện tử tại DDU
Về kiến thức:
Sinh viên ngành TMĐT được trang bị những kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa,... Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.
Về kỹ năng:
Sinh viên được trang bị các kỹ năng như: phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh, lên ý tưởng khởi nghiệp; khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh TMĐT trên nền tảng website, thiết bị di động (IOS, Android); tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube; quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực; phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp;...
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Trường Đại học Đông Đô đào tạo Cử nhân ngành Thương mại điện tử có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức làm việc chuyên nghiệp, có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
4. Tại sao nên học ngành Thương mại điện tử tại Trường Đại học Đông Đô?
- Cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích với hệ thống phòng máy tính, wifi phủ sóng toàn trường, hệ thống thư viện, phòng tập GYM …..;
- Đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.
- Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi;
- Cơ hội kết nối doanh nghiệp, thực tập và nhận việc chính thức ngay từ khi ngồi trên giảng đường;
- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ,…;
- Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả. Được giao lưu với sinh viên các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia, Đại học Bách Khoa…;
- Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội;
- Cơ hội được giới thiệu việc làm tại các đơn vị.
5. Những giảng viên uy tín ngành Thương mại điện tử - Đại học Đông Đô
- TS. Nguyễn Đức Vân - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô
- TS. Đoàn Anh Tuấn - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô
- TS. Đoàn Hải Yến - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô
- TS. Nguyễn Hà Hữu - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô
- TS. Võ Văn Nhật - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô
6. Các phương thức xét tuyển tại Đại học Đông Đô
Chỉ tiêu ngành Thương mại điện tử Đại học Đông Đô năm 2023:...
6.1. Phương thức 100: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023;
6.2. Phương thức 200: Xét tuyển dựa trên kết quả tổng điểm trung bình học tập lớp 12;
6.3. Phương thức 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển;
6.4. Phương thức 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;
6.5. Phương thức 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;
6.6. Phương thức 500: Sử dụng phương thức xét tuyển khác.
Các khối xét tuyển Thương mại điện tử
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
7. Học phí ngành Thương mại điện tử - Đại học Đông Đô
Học phí dự kiến: 1.750.000 nghìn đồng/ tháng (Một triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng)
8. Những hình ảnh hoạt động ngành Thương mại điện tử - Đại học Đông Đô