Ngành đào tạo> Ngôn Ngữ Anh

Thứ hai,30/12/2024 | 05:49 GMT+7

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ

 

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÔN NGỮ ANH NHẬT

Về kiến thức:

Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành ngôn ngữ Anh – Nhật trang bị cho sinh viên kiến thức thực hành và lý luận cơ bản, hệ thống về tiếng Anh và tiếng Nhật, đồng thời trang bị cho sinh viên lượng kiến thức chuyên ngành cần thiết theo hướng chuyên sâu.

Chương trình cử nhân theo định hướng: Biên, phiên dịch; đặt mục tiêu đào tạo ra những nhà chuyên môn có năng lực tốt, khả năng thích ứng cao, thành thạo về tiếng Nhật và tiếng Anh; có tính linh hoạt, thích ứng trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức tương đối toàn diện về ngôn ngữ, văn học xã hội, văn học, đất nước con người Nhật Bản.

Về kỹ năng:

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Anh – Nhật có được năng lực cơ bản như khả năng giao tiếp, nắm bắt và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy; kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc tập thể.

Có thể sử dụng đồng thời tiếng Nhật và tiếng Anh như một nghề nghiệp, hay một công cụ hỗ trợ để học tập, nghiên cứu các chuyên ngành khác. Bảo đảm cho sinh viên khi tốt nghiệp đạt được trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội và kiến thức nghề nghiệp và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn: giảng dạy tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, biên - phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tích luỹ những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Anh-Nhật có thể đảm nhận những vị trí công tác sau đây:

Nhóm 1 – Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên, phiên dịch viên hoặc biên tập viên tại

các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Nhóm 2 – Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng của các công ty nước ngoài, liên doanh

hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.

Nhóm 3 – Nghiên cứu viên/giáo viên giảng dạy, nghiên cứu: có khả năng nghiên cứu trong các trung tâm, đơn vị nghiên cứu về Nhật Bản học trong và ngoài nước. Có khả năng giảng dạy các đối tượng học viên là người Việt học tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Tham gia vào các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nếu người học hoàn thành thêm khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia vào giảng dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông trong tương lai, khi tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại bậc phổ thông.