Ngành đào tạo> Công nghệ kỹ thuật môi trường
Thứ sáu,12/12/2014 | 11:21 GMT+7
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ
I. Mục tiêu đào tạo:
Về kiến thức và kỹ năng:
+ Kiến thức:
Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, tin học, các kiến thức chuyên sâu
về khoa học và công nghệ môi trường.
- Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật-công nghệ, khoa học nhân văn.
- Có khả năng thuyết phục, trình bày và bảo vệ ý tưởng, đề án, dự án, thiết kế bằng ngôn ngữ nói, viết và các công cụ tin học hiện đại.
- Sinh viên được trang bị kiến thức Tiếng Anh, Tiếng Nhật và tin học về khoa học và công nghệ môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
+ Kỹ năng:
Trang bị các kĩ năng sau đây cho sinh viên:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh lao động và sức khoẻ cộng đồng; quy hoạch, đề xuất các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường.
- Giám sát, quản lý và đánh giá tác động môi truờng cho các công trình và dự án đầu tư.
- Thi công, vận hành và quản lý các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho các công trình dân dụng và công nghiệp, các khu đô thị và khu công nghiệp.
- Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Sử dụng Tiếng Anh, Tiếng Nhật, công nghệ thông tin để nghiên cứu, tiếp cận hiệu quả các vấn đề mới trong
Về thái độ và đạo đức:
- Sinh viên hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức tôn trọng và làm việc theo pháp luật, hiểu rõ vai trò khoa học và công nghệ môi trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tính toàn cầu hóa của vấn đề môi trường.
- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp, tiếp thị và làm việc hiệu quả theo nhóm, tiếp cận được với trình độ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ và khoa học môi trường.
- Người học ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp cho ngành kỹ thuật môi trường và sự phát triển chung của đất nước.
- Người học ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, tự học thêm nâng cao trình độ và phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp.
Về khả năng công tác:
- Làm việc ở các cơ quan quản lý môi trường : Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở, các phòng Tài nguyên và Môi trường tại các địa phương.
- Làm các công việc kĩ thuật xử lý môi trường, vệ sinh an toàn lao động tại các đơn vị sản xuất.
- Tham gia các dự án.
- Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ về các công nghệ, thiết bị nghiên cứu và xử lý môi trường.
- Giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
- Tham gia nghiên cứu khoa học về môi trường ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu .- Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong và ngoài nước
II. Nội dung chương trình đào tạo:
Tổng số tín chỉ: 132 (Chưa kể Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng-An ninh)
STT
Các khối kiến thức
Số tín chỉ
Tỉ lệ phần trăm
A. Khối kiến thức giáo dục đại cương
48
36,3
1
Kiến thức giáo dục chung (LLCT, NN, ...chưa kể GDTC và GDQP)
25
19,0
2
Kiến thức Toán, KHTN
21
16,0
3
Kiến thức KHXH - NV
02
1,3
B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (chưa kể các môn tự chọn)
75
57,0
Kiến thức cơ sở ngành, nhóm ngành
29
22,0
Kiến thức ngành, chuyên ngành
33
25,0
Kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp
03
2,3
Khóa luận tốt nghiệp
10
7,7
C. Khối kiến thức tự chọn
09
6,7
Kiến thức đại cương tự chọn
0
Kiến thức chuyên nghiệp tự chọn
6,9
A - KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG ( 48 tín chỉ)
Mã môn
Tên môn
Số tiết
LT
BT/TH/ TL
Học kỳ
C0-01
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 1
36
C0-02
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2
54
50
4
C0-03
Tư tưởng Hồ Chí Minh
23
13
C0-04
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
C0-06
Kỹ năng mềm
18
6
C0-19
Tiếng Hàn 1
72
7
C0-20
Tiếng Hàn 2
8
C0-21
Tiếng Hàn 3
9
C0-22
Tiếng Hàn 4
C0-17
Giáo dục quốc phòng
11
C0-18
Giáo dục thể chất
12
C1-01
Toán cao cấp 1
C1-02
Toán cao cấp 2
32
22
14
C1-04
Xác suất & thống kê
15
C1-05
Vật lý 1
16
C1-06
Vật lý 2
17
C1-08
Hóa học đại cương
C1-11
Tin đại cương
45
Tổng
864
B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH (75 tín chỉ - Không kể các môn tự chọn)
BT/TH/TL
CNMT- 01
Sinh học đại cương
CNMT- 02
Hoá học hữu cơ
CNMT- 03
Vẽ kỹ thuật
CNMT- 04
Tin học chuyên ngành
CNMT-05
Hóa học phân tích
CNMT- 06
Sinh thái học
CNMT- 07
Hoá học chất keo
CNMT- 08
Tiếng Hàn 5
CNMT- 09
Tiếng Hàn 6
CNMT- 10
Khoa học môi trường đại cương
CNMT- 11
Hoá môi trường
CNMT- 12
Cơ sở dự báo và xử lý ô nhiễm
CNMT- 13
Biến đổi khí hậu
30
06
CNMT- 14
Phân tích môi trường
CNMT- 15
Xử lý ảnh viễn thám
CNMT- 16
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
CNMT- 17
Quy hoạch môi trường
CNMT- 18
Kinh tế môi trường
19
CNMT- 19
Quản lý môi trường
20
CNMT- 20
Đánh giá tác động môi trường
CNMT- 21
Công nghệ xử lí nước thải
CNMT- 22
Công nghệ xử lí chất thải rắn
CNMT- 23
Công nghệ xử lí nước thiên nhiên
24
CNMT- 24
Công nghệ xử lí khí thải
CNMT- 33
Thực tập tốt nghiệp
26
CNMT- 34
Đồ án tốt nghiệp
180
1350
C - KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN: ( 9 tín chỉ )
Tự chọn 1
CNMT- 25
Tài nguyên và môi trường đất
CNMT- 26
Các yếu tố bất lợi trong môi trường lao động
Tự chọn 2
CNMT- 27
Tài nguyên và môi trường nước
CNMT- 28
Tâm sinh lý lao động và Ecgonomi
Tự chọn 3
CNMT- 29
Công nghệ môi trường thực hành
CNMT- 30
Kiểm soát và dự báo ô nhiễm môi trường
Tự chọn 4
CNMT- 31
Quan trắc ô nhiễm môi trường
28
08
CNMT- 32
An toàn phóng xạ
II. Mô tả nội dung các môn học :
A - KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. C0-01 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2 TC
Nội dung theo Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. C0-02 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 TC
3. C0-3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC
4. C0-04 Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 3 TC
5. C0-5 Kỹ năng mềm 2 TC
6. C0-19 tới C0-22 Tiếng Hàn 1,2,3,4: 15 TC
Cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về môn tiếng Hàn làm nền tảng vững chắc giúp sinh viên có thể tiếp thu thuận lợi những bài học ở cấp độ cao hơn. Yêu cầu đạt được trình độ trung cấp (Intermendiate level).
7. C0-17 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 3TC
Nội dung theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. C0-18 Giáo dục Thể chất
9. C1-01 Toán cao cấp 1 3TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết để tính vi phân và tích phân của hàm số với nội dung chính bao gồm :
Phép tính vi phân của hàm số: hàm số một biến số, hàm liêntục, đạo hàm và vi phân của hàm một biến số, đạo hàm của hàm hợp và hàm ngược, ứng dụng vi phân để tính gần đúng, đạo hàm và vi phân cao cấp, hàm nhiều biến, đạo hàm riêng cấp một và cấp cao của hàm nhiều biến, cực trị của hàm hai biến, phương trình tiếp tuyến và phương trình mặt phẳng tiếp xúc.
Phép tính tích phân của hàm số: nguyên hàm và tích phân xác định, tính tích phân xác định, tích phân suy rộng với cận vô hạn, tính tích phân hai lớp và ba lớp, tích phân mặt và cách tính, các công thức : Green, Stokes, Gauss, Ostrogradski.
10. C1-02 Toán cao cấp 2 3TC
Trang bị những kiến thức về chuỗi số, chuỗi luỹ thừa và chuỗi Fouries: sự hội tụ và phân kỳ của một chuỗi số, chuỗi dương, chuỗi đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Fourier.
Phương trình vi phân thường : phương trình vi phân cấp một, phương trình vi phân tuyến tính cấp hai, hệ phương trình vi phân tuyến tính cấp một với hệ số hằng số.
Phương trình đạo hàm riêng: phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp một, cấp hai, phương pháp giải phương trình truyền sóng.
11. C1-04 Xác suất - Thống kê 3TC
Học phần bao gồm các nội dung : Biến cố và xác suất của biến cố. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc. Vectơ ngẫu nhiên liên tục. Biến ngẫu nhiên tổng quát. Sự hội tụ của các biến ngẫu nhiên. Luật số lớn và các định lý giới hạn. Tổng các biến ngẫu nhiên độc lập.
12. C1-05 Vật lý 1 3TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ học như : chuyển động của chất điểm; mối liên hệ giữa lực và chuyển động; công và năng lượng; chuyển động quay của vật rắn; chuyển động của chất khí; chuyển động dao động và những kiến thức cơ sở về thuyết tương đối hẹp.
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của nhiệt động lực học, thuyết động học phân tử khí; trạng thái rắn của vật chất và sự chuyển pha.
Nắm vững các kiến thức trên, sinh viên có thể hiểu được các quy luật chuyển động của các vật thường gặp trong kỹ thuật và trong cuộc sống hàng ngày, có thể hiểu được sự vận động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các vật và tính chất nhiệt của chúng.
13. C1-06 Vật lý 2 3TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điện trường, từ trường; tương tác điện, tương tác từ; các hiện tượng cảm ứng điện từ; chuyển động của các hạt tích điện trong điện trường và trong từ trường; chuyển động dao động và sóng điện từ; các hiện tượng đặc trưng của quá trình sóng như giao thoa, nhiễu xạ ánh sáng; các hiện tượng hấp thụ, tán sắc và phân cực ánh sáng; một số khái niệm cơ sở về cấu trúc nguyên tử và hạt nhân..
14. C1-08 Hoá học đại cương 3TC
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoá học đại cương, cấu tạo chất và hoá học vô cơ với các nội dung cụ thể sau : cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu tạo phân tử và liên kết hoá học, nhiệt động học, cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng hoá học, dung dịch các chất điện ly, phản ứng ô xi hoá - khử và điện hoá học, hoá học nguyên tố nhóm s và p, hoá học các nguyên tố chuyển tiếp nhóm d.
15. C1-11 Tin học đại cương 3TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về máy tính (thông tin và xử lý thông tin, đại cương về máy tính điện tử, ngôn ngữ của máy tính và hệ điều hành, thuật toán, ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch, tổngquan về mạng máy tính và Internet); kỹ năng sử dụng máy tính (hệ điều hành MS DOS, hệ điều hành Windows), ngôn ngữ lập trình Pascal.
B.KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH
B.1. Kiến thức cơ sở ngành :
1. CNMT-01 Sinh học đại cương 2TC
Cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về sinh học để giúp sinh viên học tập các học phần về thiên nhiên. Nội dung chủ yếu của học phần gồm : các kiến thức về tế bào và cơ sở di truyền học, sinh học thực vật, sinh học động vật, nguồn gốc sự sống và các giới sinh vật, quan hệ sinh vật với môi trường.
2. CNMT-02 Hoá học hữu cơ 3 TC
Trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ sở về hoá hữu cơ liên quan đến các lĩnh vực dầu khí, môi trường và thổ nhưỡng.
Nội dung chủ yếu của học phần gồm : những kiến thức đại cương về hoá hữu cơ (hoá học hữu cơ và chất hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, bản chất liên kết hoá học, đồng phân không gian, các hiệu ứng và phản ứng hữu cơ,…); hidrocacbon (hidrocacbon no, hidrocacbon không no); dẫn xuất của hidrocacbon (dẫn xuất halogen, hợp chất cơ magiê, Ancohol - Phenol, Anđehit - Xeton , Axit cacbonxylic và dẫn xuất, Lipit, Amin).
3. CNMT-03 Vẽ kỹ thuật 3 TC
Đây là môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hình họchọc hình và vẽ kỹ thuật , nhằm tạo cho sinh viên khả năng thiết lập và đọc các bản vẽ thuộc ngành học , đồng thời làm cơ sở cho sinh viên tiếp thu các môn học khác … Qua đó khi ra trường sinh viên có thể thiết kế giám sát thi công các hạng mục của từng loại công trình.
Nội dung gồm: nắm vững các phương pháp các hình chiếu vuông góc để biể diễn vật thể và đọc bản vẽ .Nhớ và vận dụng được các tiêu chuẩn nhà nước có liên quan đến bản vẽ . Biết trình bày bản vẽ và sử dụng các dụng cụ , thiết bị vẽ thông thường. Rèn luyện khả năng tư duy không gian, tác phong chính xác , tỷ mỉ, kiên nhẫn của người cán bộ kỹ thuật.
4. CNMT-04 Tin học chuyên ngành 3 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về phương pháp giải bài toán môi trưòng , xử lý thống kê số liệu, quản lý và khai thác một cơ sở dữ liệu nghiên cứu môi trường bằng phần mềm Excel , đồng thời sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để lập trình giải các bài toán môi trường, các mô hình dự báo liên quan đến môi trường. Qua môn học này sinh viên có thể tiếp cận được các phần mềm tin học ứng dụng để quản lý cũng như dự báo các tác động về môi trường…
5. CNMT-05 Hoá học phân tích 3 TC
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các loại phản ứng được ứng dụng trong hoá phân tích, cơ sở lí thuyết chung và các phương pháp định lượng hoá học.
Nội dung chính của học phần gồm : dung dịch chất điện li và cân bằng hoá học, phản ứng axit-bazơ, phản ứng tạo phức, phản ứng kết tủa, phản ứng oxi hoá khử, phương pháp phân tích khối lượng và phương pháp phân tích thể tích, phương pháp chuẩn độ kết tủa, phương pháp chuẩn độ oxi hoá khử, sai số trong phân tích và cách đánh giá.
Một số khái niệm cơ bản ban đầu về phương pháp phân tích công cụ: phương pháp phân tích quang học, điện hoá, phương pháp phân tích sắc kí, sắc kí khí, sắc kí lỏng độ phân giải cao, sắc kí điện di mao quản, phương pháp tách chiết lỏng, chất pha rắn.
6. CNMT-06 Sinh thái học 2 TC
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về quy luật sinh thái, mối quan hệ sinh vật và môi trường. Nội dung của học phần bao gồm : hệ sinh thái, các chu trình dinh dưỡng, năng suất sinh học của hệ sinh thái, diễn thế sinh thái, các nhân tố môi trường, sinh thái quần thể, tiến hoá sinh học, chiến lược cuộc sống của các loài, di cư và phân bố các loài vi sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất, nhân tố sinh thái con người, các hệ sinh thái chọn lọc ở Việt Nam, hướng dẫn thực tập thực địa môn học.
7. CNMT-07 Hoá học chất keo 2 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về hoá lý các hệ phân tán cao. Nội dung chủ yếu của học phần gồm : khái quát về đối tượng nghiên cứu của hoá keo, dung dịch keo và phân loại, điều chế dung dịch keo, các hiện tượng bề mặt, tính chất của các hệ keo, các hệ keo trong môi trường tự nhiên.
8. CNMT-08-09 Tiếng Hàn nâng cao 6TC
Trang bị cho sinh viên các kỹ năng nâng cao nghe, nói, viết, đọc để sinh viên có thể sử dụng tương đối thành thạo Tiếng Hàn, khi ra trường có thể làm việc trong các công ty của Hàn Quốc trong môi trường sử dụng tiếng Hàn.
B.2. Kiến thức chuyên ngành (không kể phần tự chọn)
1. CNMT-10 Khoa học môi trường đại cương 2TC
Học phần mang ý nghĩa nhập môn của ngành, trình bày các khái niệm về môi trường, khoa học môi trường cũng như những kiến thức cơ sở của ngành khoa học môi trường như :
Các khái niệm cơ bản về môi trường và khoa học môi trường, khái niệm môi trường và các thành phần môi trường, khoa học môi trường, các chức năng chủ yếu của môi trường, các vấn đề môi trường toàn cầu…
Các thành phần cơ bản môi trường : Thạch quyển, Khí quyển, Thuỷ quyển, Sinh quyển và mối quan hệ giữa các quyển trên trong việc duy trì môi trường trái đất.
Các dạng tài nguyên thiên nhiên : nước, đất, rừng, khoáng sản, năng lượng, tài nguyên biển , khí hậu cảnh quan.
Các vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển: dân số, năng lượng, lương thực - thực phẩm, phát triển bền vững.
2. CNMT-11 Hoá môi trường 3TC
Học phần này trình bày các đặc trưng hoá học của môi trường, sự phát sinh và hành vi của các chất ô nhiễm trong môi trường trái đất, cũng như tác động của chất ô nhiễm và biện pháp xử lý. Nội dung cụ thể của học phần gồm những khái niệm cơ bản về hoá môi trường, cấu trúc phân lớp môi trường và đặc tính của nó, các nguồn phát thải chất ô nhiễm và phân loại chất ô nhiễm, chất phóng xạ trong môi trường và ảnh hưởng của nó, độc hất học môi trường, một số phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu môi trường.
3. CNMT-12 Cơ sở dự báo và xử lý ô nhiễm 3TC
Cung cấp cho sinh viên cơ sở của quá trình lan truyền chất ô nhiễm, công nghệ xử lý chất ô nhiễm: năng lượng , bản chất cân bằng khối lượng, lan truyền khối lượng trong chất lưu, trong môi trường xốp, ô nhiễm tiếng ồn, vật lý và công nghệ phóng xạ, nguyên lý một số phương pháp xử lý ô nhiễm.
4. CNMT-13 Biến đổi khí hậu 2 TC
Trình bày bản chất hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiện tượng nước biển dâng, tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó. Các kịch bản biến đổi khí hậu của thế giới và của Việt Nam.
5. CNMT-14 Phân tích môi trường 3TC
Học phần trình bày các kỹ thuật và phương pháp đo đạc, phân tích định lượng chất lượng các thành phần môi trường, nồng độ chất ô nhiễm đang được áp dụng trong nghiên cứu môi trường ở các nước trên Thế giới. Nội dung chủ yếu của học phần gồm : khái quát về các nội dung phân tích môi trường, đó chính xác và độ tin cậy của phép phân tích, các phương pháp phân tích trắc quang, phương pháp điện hoá, các phương pháp phân tích sắc khí, phương pháp khối phổ, phân tích nước, phân tích khí, phân tích đất và trầm tích.
6. CNMT-15 Xử lý ảnh viễn thám 3 TC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phân tích và giải đoán các bức ảnh từ vệ tinh và máy bay, từ đó cung cấp các thông tin phục vụ cho các ngành khoa học khác. Qua quá trình phân tích ảnh sinh viên có thể dự báo các biến động về môi trường, địa chất, …
7. CNMT-16 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 3 TC
Đây là môn học giúp cho sinh viên có thể số hoá các bản đồ của các khu vực, cũng như thiết lập và giải các bài toán về môi trường như: dự báo, quản lý môi trường,….
Trong quá trình học GIS sinh viên còn tiếp cận nhiều phần mềm liên quan đến quá trình xử lý các bản đồ và từ đó có thể dự báo, quy hoạch môi trường một cách hợp lý.
8. CNMT-17 Quy hoạch môi trường 2TC
Học phần trình bày các khái niệm quy hoạch và quy hoạch môi trường, trình tự và các bước cơ bản trong quy hoạch môi trường; các phương pháp và công cụ thực hiện quy hoạch môi trường; các nội dung cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch quản lý chất lượng môi trường, quy hoạch môi trường trong khu vực đô thị và các khu công nghiệp.
9. CNMT-18 Kinh tế môi trường 2TC
Học phần trình bày các nguyên lý và phương pháp kinh tế thị trường áp dụng trong phân tích và đánh giá các giá trị tài nguyên thiên nhiên, dự án phát triển và các vấn đề môi trường. Nội dung chủ yếu của học phần gồm : đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế môi trường, các nguyên lý phát triển bền vững kinh tế xã hội, kinh tế ô nhiễm môi trường, kinh tế tài nguyên thiên nhiên, định giá hàng hoá và dịch vụ phi thị trường, phân tích chi phí lợi ích, kinh tế môi trường trong thực tiễn.
10. CNMT-19 Quản lý môi trường 2TC
Học phần trình bày các nguyên tắc, phương pháp và công cụ luật pháp , chính sách, kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ quản lý chất lượng các thành phần cơ bản của môi trường, quản lý môi trường trong các ngành kinh tế và các hệ sinh thái, nhằm mục đích phát triển bền vững quốc gia và địa phương. Nội dung cụ thể của học phần gồm : khái niệm chung về quản lý môi trường, quản lý hành chính nhà nước về môi trường, các công cụ nghiên cứu và dự báo trong môi trường, các công cụ kinh tế môi trường, các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường, các công cụ truyền thông và giáo dục môi trường, quản lý các thành phần môi trường, quản lý môi trường trong các ngành kinh tế, quản lý môi trường đối với các hệ sinh thái.
11. CNMT-20 Đánh giá tác động môi trường 2TC
Học phần trình bày các nguyên tắc, thủ tục, phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, đánh giá chiến lược môi trường đối với các kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nội dung chủ yếu của học phần gồm : các vấn đề chung về đánh giá môi trường, các quan điểm và nguyên tắc tiến hành đánh giá môi trường, khuôn khổ thể chế và chính sách trong đánh giá môi trường, quá trình thực hiện đánh giá môi trường, các sử dụng trong đánh giá môi trường, một số hướng dẫn đánh giá môi trường mẫu.
12. CNMT-21 Công nghệ xử lý nước thải 3TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính của môi trường nước và các phương pháp tính toán công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và bảo vệ nguồn nước. Kiến thức của môn học giúp cho sinh viên tiến hành tính toán thiết kế được các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
13 CNMT-22 Công nghệ xử lý chất thải rắn 3TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về nguồn gốc chất thải rắn, tác động của chất thải rắn đến môi trường và các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Kiến thức của môn học giúp cho sinh viên tiến hành tính toán thiết kế được các hệ thống xử lý chất thải rắn chống ô nhiễm môi trường.
14. CNMT-23 Công nghệ xử lý nước thiên nhiên 2TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính của môi trường nước và các phương pháp tính toán công nghệ xử lý nước thiên nhiên đảm bảo các hệ thống cung cấp nước cho đô thị và khu công nghiệp, các hệ thống thiết bị xử lý nước cấp. Kiến thức của môn học giúp cho sinh viên tiến hành tính toán thiết kế được các hệ thống xử lý nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
15. CNMT-24 Công nghệ xử lý khí thải 3 TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc tính của môi trường không khí và các phương pháp tính toán công nghệ xử lý ô nhiễm bụi , công nghệ xử lý ô nhiễm khí thải và các chất độc hại thải vào môi trường không khí. Các thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường không khí. Kiến thức của môn học giúp cho sinh viên tiến hành tính toán thiết kế được các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.
16. CNMT-33 Thực tập tốt nghiệp 3 TC
Tham quan thực tập tại các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu, các công ty tư vấn, các sở KHCN&MT để chuẩn bị tư liệu thực tế.
17. CNMT-34 Đồ án tốt nghiệp 10 TC
Sinh viên đủ điều kiện sẽ làm đồ án tốt nghiệp theo một trong các hướng sau đây:
+ Đánh giá tác động môi trường của một dự án phát triển kinh tế xã hội.
+ Đánh giá tác động môi trường của một cơ sở sản xuất đang hoạt động.
+ Nghiên cứu khả thi một dự án cấp nước cho một cụm dân cư hoặc một cơ sở sản xuất.
+ Nghiên cứu khả thi một dự án xử lý ô nhiễm môi trường nước hoặc môi trường không khí cho một khu đô thị hoặc một nhà máy, xí nghiệp.
+ Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho một nhà máy, xí nghiệp hoặc một khu đô thị, khu công nghiệp.
+ Nghiên cứu dự báo ô nhiễm môi trường cho một vùng lãnh thổ hoặc một địa bàn sản xuất hay một địa bàn dân cư.
+ Đánh giá ảnh hưởng của các tác nhân sinh học, lý học, hoá học lên sức khoẻ người dân hay người lao động trong các điều kiện thực tế cụ thể.
C - KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN: (chuyên ngành)
1. CNMT-25 Tài nguyên và môi trường đất 2TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường đất, các thành phần cấu trúc, sự thoái hoá và ô nhiễm môi trường đất. Trên cơ sở đó là các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
2. CNMT-26 Các yếu tố bất lợi trong môi trưòng lao động 2TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, vật lý, hóa học tác động tới sức khoẻ con người và cộng đồng trong môi trường sống, sinh hoạt và lao động.
3. CNMT-27 Tài nguyên và môi trường nước 2TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài nguyên nước và vị trí của nó trong tài nguyên thiên nhiên: sự nhiễm bẩn nguồn nước, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nước và các phương pháp bảo vệ nguồn nước, tạo kiến thức tiền đề cho các môn học về công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước và trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ ô nhiễm môi trường.
4. CNMT-28 Tâm sinh lý lao động và Ecgonomi 2TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tâm sinh lý lao động: nghiên cứu những phản ứng của cơ thể với các yếu tố lao động như cường độ lao động, các yếu tố tác hại nghề nghiệp , các loại mệt mỏi từ đó có các biện pháp phòng chống mệt mỏi , nâng cao năng suất lao động; khái niệm,nguyên tắc và mục đích ý nghĩa của ecgonomi cững như môi liên quan của ecgonomi với các chuyên ngành khác.
5. CNMT-29 Công nghệ môi trường thực hành 3TC
Giúp cho sinh viên ứng dụng các kiến thức đã học về công nghệ môi trường để có thể thực hành và thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về các thông số môi trường. Sinh viên hoàn thành môn học bằng một báo cáo thí nghiệm về các bài thí nghiệm đã được thực hành. Kiến thức của môn học sẽ giúp cho sinh viên làm quen với các thiết bị đo đạc và phân tích môi trường và nắm chắc được phương pháp quan trắc và phân tích các thông số môi trường khi khảo sát đo đạc trên hiện trường và các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
6. CNMT-30 Kiểm soát và dự báo ô nhiễm môi trường 3TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản xác định nguồn thải và các chất gây ô nhiễm môi trường khí, các phương pháp tính toán lan truyền các chất độc hại từ các ống khói, các nguồn thải, các phương pháp tính toán lan truyền ô nhiễm tiếng ồn và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường không khí. Kiến thức của môn học giúp cho sinh viên tiến hành đánh giá tác động và xử lý ô nhiễm, nhằm thực hiện mục tiêu giám sát và quản lý ô nhiễm môi trường.
7. CNMT-31 An toàn phóng xạ 2 TC
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và bản chất các loại phóng xạ, cơ chế tác dụng lên người và sinh vật, các phương pháp phát hiện ô nhiễm phóng xạ, cách phòng tránh và các biện pháp xử lý khi có sự cố ô nhiễm phóng xạ.
8. CNMT-32 Quan trắc ô nhiễm môi trường 2TC
Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tính toán dự báo ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường tiến ồn trong tương lai xảy ra để có biện pháp ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm môi trường. Sinh viên hoàn thành môn học bằng một bài tập thuyết minh tính toán dự báo ô nhiễm môi trường cho các dự án quy hoạch và phát triển. Kiến thức của môn học giúp cho sinh viên thực hiện đố án tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, đánh giá hiện trạng và tác động môi trường.
III. Phân bổ các môn theo học kỳ
Học kỳ 1
270
Học kỳ 2
324
Học kỳ 3
CNMT- 05
306
Học kỳ 4
C0-09
Hoá học phân tích
288
Học kỳ 5
CNMT-25 hoặc CMTM-26
Tài nguyên và môi trường đất hoặc
CNMT-27 hoặc CMTM-28
Tài nguyên và môi trường nước hoặc
Học kỳ 6
CNMT-9
Học kỳ 7
CNMT-29 hoặc CMTM-30
hoặc
Học kỳ 8
CNMT-31 hoặc CMTM-32